Thursday, 25/04/2024, 4:15 AM
Welcome, Guest | RSS
Menu
Mini-chat
200
Thăm Dò Ý Kiến
Rate my site
Total of answers: 27
Thống Kê
Main » 2010 » December » 30 » Lễ hội Katê của đồng bào Chăm
3:45 PM
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

28/09/2006

Lễ hội Katê ở Tháp Pô Klông Garai

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-La-Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê quan trọng nhất vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (dương lịch). Đây là lễ hội linh thiêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận

gió hoà, mùa màng bội thu.

Khi cây bằng lăng nở tím cả vùng rừng núi Tháp Chăm – Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà-La-Môn rộn ràng vui Tết Katê. Lễ hội diễn ra cùng lúc ở ba đền tháp cổ - nơi thờ những vị vua thần của họ: Tháp Pô Klông Garai - nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151-1205), được tôn là thần thuỷ lợi; Tháp Pô Rômê - nơi thờ vua Pô Rô mê được tôn là thần phát triển nông nghiệp và Tháp Pô Nưgar – nơi thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.

Đồng bào Chăm ở mọi nơi tụ hội về dự lễ trước một ngày. Đồng bào Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Rag-lai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự.

Lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Rag-lai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Phan Rang) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Ở tháp Pô Nưgar (Phú Lạc- Tuy Phong) thì ở Phan Dũng, Phan Điền trực tiếp mang đến đền tháp. Còn ở đền Pô Klông Garai thì bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ bảo quản từ thời thực dân Pháp mang về. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (ông Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu, bánh, trái cây. Tiếp đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva - thần huỷ diệt và tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Ragar múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò Ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.

Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm - Ninh Thuận). Trước những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm) bánh gan tay (dương), bánh gừng... Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc, đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khoẻ. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầm đẹp, qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay khéo léo để trao giải; trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu, cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra, còn có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất...

Bài và ảnh: Phan Quán

Read more: http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=5058#ixzz12oWvSQl2

28/09/2006

Lễ hội Katê ở Tháp Pô Klông Garai

Cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-La-Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê quan trọng nhất vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (dương lịch). Đây là lễ hội linh thiêng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận

gió hoà, mùa màng bội thu.

Khi cây bằng lăng nở tím cả vùng rừng núi Tháp Chăm – Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà-La-Môn rộn ràng vui Tết Katê. Lễ hội diễn ra cùng lúc ở ba đền tháp cổ - nơi thờ những vị vua thần của họ: Tháp Pô Klông Garai - nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151-1205), được tôn là thần thuỷ lợi; Tháp Pô Rômê - nơi thờ vua Pô Rô mê được tôn là thần phát triển nông nghiệp và Tháp Pô Nưgar – nơi thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.

Đồng bào Chăm ở mọi nơi tụ hội về dự lễ trước một ngày. Đồng bào Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Rag-lai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự.

Lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Rag-lai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Phan Rang) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Ở tháp Pô Nưgar (Phú Lạc- Tuy Phong) thì ở Phan Dũng, Phan Điền trực tiếp mang đến đền tháp. Còn ở đền Pô Klông Garai thì bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ bảo quản từ thời thực dân Pháp mang về. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (ông Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu, bánh, trái cây. Tiếp đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva - thần huỷ diệt và tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Ragar múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò Ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.

Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm - Ninh Thuận). Trước những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm) bánh gan tay (dương), bánh gừng... Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc, đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khoẻ. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầm đẹp, qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay khéo léo để trao giải; trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu, cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra, còn có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất...

Bài và ảnh: Phan Quán

Read more: http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=5058#ixzz12oWvSQl2

Views: 643 | Added by: up | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Tìm kiếm
Lịch
«  December 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Tạo Mới