Saturday, 20/04/2024, 10:42 PM
Welcome, Guest | RSS
Menu
Mini-chat
200
Thăm Dò Ý Kiến
Rate my site
Total of answers: 27
Thống Kê
Main » 2010 » December » 30 » Rực rỡ những ngày văn hóa Chăm tại Hà Nội
3:46 PM
Rực rỡ những ngày văn hóa Chăm tại Hà Nội
Rực rỡ những ngày văn hóa Chăm tại Hà Nội Đồng chí Ksor Phước ,Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc trao cờ cho các đoà Nguyễn Thu Thuỷ Lễ hội Katê hằng năm diễn ra đúng ngày 1 tháng 7 tính theo lịch người Chăm, (khoảng tháng 9, 10 Dương lịch), hàng ngàn người Chăm tổ chức cúng kính tại các đền, tháp, cộng đồng làng, gia đình một cách trang trọng. Vì thế hiện nay người Chăm có câu truyền: Ăn Katê thượng tuần trăng (ngày 1 tháng 7), Ăn Chabũl hạ tuần trăng (ngày 16 tháng 9). Trong dịp này, chúng ta sẽ chứng kiến một không khí lễ hội thật thiêng liêng và không kém phần hoành tráng. Bởi vì trong hệ thống lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận, lễ hội Katê là một lễ hội lớn, đặc sắc và thu hút nhiều người tham gia nhất và thiêng liêng như tết Nguyên Đán. Lễ hội Katê được tiến hành theo các cấp độ: lễ hội Katê khu vực lớn, lễ hội Katê cộng đồng làng, lễ hội Katê gia tộc. 1. Lễ hội Katê khu vực lớn trong tỉnh Ninh Thuận: được quy ước trong dân gian và các chức sắc Bàlamôn đồng loạt tổ chức cùng một lúc ở 3 khu vực: Khu vực Pô Inư Nưgar tại làng Hữu Đức: đối với dân tộc Chăm, Nữ Thần Xứ Sở Pô Inư Nưgar là vị thần thiêng liêng nhất trong các vị thần mà họ đang thờ phụng. Việc thờ cúng Pô Inư Nưgar phản ánh một tín ngưỡng xa xưa của người Chăm về cội nguồn dân tộc và xứ sở, phản ánh đậm nét tính chất mẫu hệ trong lòng xã hội của người Chăm. Theo truyền thuyết, Nữ Thần Pô Inư Nưgar là con nuôi của 2 vợ chồng già trồng dưa ở vùng Kauthara (Nha Trang ngày nay). Trong tâm thức người Chăm, Bà là vị Thần mở mang xứ sở, có công truyền dạy dân Chăm vỡ đất cày ruộng gieo hạt trồng lúa, dạy các nghề thủ công, trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, đem lại cơm no, áo ấm; Bà còn truyền dạy vấn đề nghệ thuật, ca hát, múa lễ, múa vui chơi, chữa bệnh... Khu vực tháp Pô Klông Girai: cách trung tâm Phan Rang 7 km về phía Tây. Đây là cụm tháp được xây dựng từ thế kỷ XIII để thờ Pô Klông Girai (1151-1205); một vị vua Chăm trị vì xứ Panduranga. Tương truyền, vua Pô Klông Girai sinh ra ở làng Chakeng (làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp ngày nay). Ông là vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thuỷ nhập điền vào những cánh đồng khô hạn ở Phan Rang. Khu vực tháp Pô Rômê: tháp Pô Rômê được người Chăm xây dựng khoảng thế kỷ XVII trên một ngọn đồi thuộc làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, cách thị xã Phan Rang 25 km về phía Tây Nam để thờ Pô Rômê (1627 - 1251), là một vị vua có công phát triển nông nghiệp, thuỷ lợi ở vùng Phan Rang. Ngoài ra còn khu vực Bình Nghĩa tổ chức cúng Pô Inư Nưgar và Pô Bình Thuôn nhưng phạm vi 1 làng. Nhìn chung cách thức và trình tự lễ nghi cúng kính trong ngày Katê của 3 khu vực này tương tự nhau: Về tổ chức lễ: tiến hành làm lễ, gồm 4 vị sau: Thầy cả Pasêh (Pô Adhia) người chủ nghi lễ; thầy cả Kadhar kéo đàn ka-nhi, đàn nhị, hát thánh ca ngợi ca công đức các vị vua, thần; bà Bóng dâng lễ (Muk Pajâu); ông Chamưnay, người trông coi lăng tháp, giữ gìn đồ thờ cúng. Lễ vật cúng: gồm có: dê, mâm cơm - canh, mâm bánh. Tất cả đều từ sản phẩm nông nghiệp. Từng gia đình ở các làng đội mâm lễ vật đến tháp dâng cúng. Tuỳ theo lời khấn mà lễ vật có thể là hoa quả, gà, dê, trứng... Trình tự của lễ hội diễn ra như sau: Bắt đầu chiều ngày hôm trước, người ta chuẩn bị cho lễ, đón đoàn người Raglai từ miền núi đưa y trang nữ thần Pô Inư Nưgar, vua xuống tham gia lễ hội. Ngày hôm sau, y trang được đặt lên kiệu và đoàn người rước, đoàn vũ nhạc múa mừng, từng đoàn người rước y trang (Adăt rok akhăn ao) Nữ thần, các vua theo 3 khu vực ra đền thờ, lên tháp. Lễ mở cửa tháp: (Adăt pơh bbăng) do ông Kadhar và bà Pajau thực hiện. Sau khi bày lễ vật gồm: 3 quả trứng gà, chai rượu, trầu cau, nến, họ đốt trầm, rót rượu khấn, xin phép mở cửa làm lễ. Kadhar kéo đàn kanhi hát cho Pajau làm phép, tẩy uế khuôn viên cửa bằng nước cát lồi. Lễ tắm tượng thần: (Pamưnay Yang) cũng do ông Kadhar, bà Pajau thực hiện. Sau khi bày lễ vật, Kadhar kéo kanhi, hát bài thỉnh nước thánh, sau đó hát bài điều khiển cho Pajau làm lễ tắm tượng thần. Đầu tiên là tắm bằng nước cát lồi rồi đến dầu dừa và sau cùng là tắm nước trầm hương. Lễ mặc y phục: (Adăt pangui) do bà Pajau và ông Chamưnay tiến hành, còn ông Kadhar kéo đàn kanhi hát thánh ca. Trước hết mặc sà - rông, áo, khăn, cột dây đai. Lễ chính: sau mặc y phục, bắt đầu vào lễ chính. Lúc này hàng trăm mâm lễ vật được bày trong và chung quanh ngoài đền, tháp, gia chủ lần lượt dâng cho các thần làm lễ trình thần linh về mục đích của lễ cúng. 2. Lễ Katê tại đền: (Danok) sau lễ tại 3 khu vực lớn, bà con tổ chức cúng đền. Quy mô cúng nhỏ hơn, chức sắc hành lễ và lễ vật, nghi thức cơ bản giống như trong lễ hội tại tháp, nhưng chỉ diễn ra một buổi sáng. 3. Lễ Katê tại nhà làng: đây là lễ tưởng nhớ các vị thành hoàng. Lễ vật gồm 3 con gà, 5 mâm cơm, canh và 5 cỗ bánh đủ loại. Thầy cúng là già làng hay người có uy tín, hiểu luật và phong tục tập quán làm chủ lễ, dâng lễ vật lên thành hoàng, cầu mong ngài phù hộ bình an. 4. Lễ Katê của dòng họ: theo luật tục, mỗi dòng tộc chỉ được cúng tại một nhà, còn các gia đình khác mang lễ vật hoa quả đến cùng làm lễ. Vì vậy gia đình nào trong dòng tộc muốn tổ chức thì đăng ký với ông trưởng tộc trước và được ông trưởng tộc chấp thuận mới được tổ chức. Đây là lễ cúng ông bà, tổ tiên của từng dòng tộc theo huyết thống của dòng họ mẹ. Trong những ngày lễ Katê, chúng ta sẽ chứng kiến một không khí lễ hội thật thiêng liêng, nhộn nhịp. Sau những nghi thức cúng, đọc tiểu sử Nữ thần, các thần, các vị vua thì múa nghi lễ và tấu nhạc dân gian do người Chăm diễn ngay trước tháp, đền để dâng lên Nữ thần, các thần, các vua. Quang cảnh chung quanh tháp lúc này là hàng trăm mâm lễ vật hoa quả, bánh trái, thịt gà, dê, rượu, trầu cau của các chủ gia đình người Chăm dâng cúng lên cho Thánh Thần, vua và các hoàng hậu... cầu cho hạnh phúc, cầu được mùa màng, cầu quốc thái dân an. Lễ hội Katê là một lễ hội lớn của người Chăm ở Ninh Thuận, diễn ra trong không gian rộng lớn, thu hút mọi thành viên, gắn kết cộng đồng. Đây cũng chính là dịp người Chăm thể hiện nhiều giá trị văn hoá của dân tộc mình thông qua lễ nghi, biểu diễn văn nghệ dân gian. Điều đó đã làm cho nội dung, diện mạo của lễ hội Katê thêm phong phú đa dạng. Lễ hội Katê nói riêng, nền văn hoá Chăm nói chung, biểu hiện sức sống mãnh liệt của một dân tộc có nền văn hoá bản địa đặc sắc, nó sẽ mãi mãi trường tồn, góp phần làm giàu nền văn hoáViệt Nam đa dân tộc. Read more: http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=954#ixzz12oSw9ufx
Views: 586 | Added by: up | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Tìm kiếm
Lịch
«  December 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Tạo Mới