Friday, 03/05/2024, 11:45 AM
Welcome, Guest | RSS
Menu
Danh Mục
Mini-chat
200
Thăm Dò Ý Kiến
Rate my site
Total of answers: 27
Thống Kê
Main » Articles » Sưu Tầm

Khi Quê hương vắng mặt

Bài thơ sáng tác vào mùa hè năm 1985, chưa đăng ở đâu hay in trong tập thơ nào.

Khi Quê hương vắng mặt
Người tình ta lang thang
Ánh sầu soi tròng mắt
Hoài vọng mờ rêu phong

Khi Quê hương vắng mặt
Bạn bè tay sần chai
Nỗi áo cơm tất bật
Mang vợ con bên đời

Không còn ai còn ai
Khi Quê hương vắng mặt
Người đi làm hành khất
Ngày tháng rồi nguôi ngoai

Nơi miền đất vong thân
Ngữ ngôn em cóp nhặt
Không ánh lửa bàn chân
Hơi thơ ta lịm tắt

Khi hoài vọng mờ xa
Người bạn bè mất lửa
Hôm nay còn mình ta
Ôm con đường, đóng cửa

Ơi Quê hương lang thang
Cuốn đời ta rong ruỗi
Hôm nay mi dừng chân
Giữa lưng chừng bóng tối

Soi thầm khuôn mặt mi
Ơi Quê hương câm lặng
Ta đốt cháy đời ta
Cho vỡ ra bóng sáng.

Phan Rang, 1985.

Quê hương trong bài thơ không phải là tổ quốc, đất nước, mà cần được hiểu là quê nhà. Để con người cư ngụ, như là ở nhà mình. Bởi không ít sinh thể ở giữa quê hương mà sống như kẻ lạ, cư trú ngay đất nước mà vẫn làm lưu vong. Không phải lưu vong chính trị hay do nguyên nhân nào bất kì, mà là lưu vong với tư cách là sinh thể mang tên con người. Họ không ở Quê hương như là nhà mình.
Đó là thảm trạng chung của nhân loại hôm nay.

Trên bình diện này, Hoelderlin đã đề cập đến nước Đức.
Nước Đức không phải được nói lên cho thế giới để thế giới có thể hồi phục qua bản thể nước Đức; hơn thế nữa, điều đó được nói lên cho chính người Đức, để qua sự tương thuộc mang tính định mệnh với các dân tộc khác, cả hai sẽ cùng dự phần vào lịch sử thế giới. ‘German’ is not spoken to the world so that the world might be reformed through the German essence; rather, it is spoken to the Germans so that from a fateful belongingness to the nations they might become world-historical along with them.
Hoelderlin suy tư về Quê hương, nhắc đến Quê hương không như người yêu nước hay kẻ theo chủ nghĩa dân tộc. Tâm hồn của thi sĩ đã trụ trên miền đất thẳm sâu đến bất khả lay chuyển.
Suy tưởng mang tính lịch sử thế giới lộ bày trong bài thơ Andenken của Hoelderlin thì uyên nguyên tinh yếu hơn và như thế, mang ý nghĩa tương lai hơn là chủ trương quốc tế đại đồng thuần túy của Goethe – The world-historical thingking of Hoelderlin that speaks out in the poem “Remembrance” is therefore essentially more primodial and thus more significant for the future than the mere cosmopolitanism of Goethe.
Bởi chủ nghĩa quốc tế vẫn nằm trên bình diện chung với chủ nghĩa quốc gia. Do đó, chủ nghĩa quốc gia không bị vượt qua bởi chủ nghĩa quốc tế thuần túy; hơn thế, nó chỉ được mở rộng và nâng cấp thành hệ thống, không hơn không kém Nationalism is not overcome through mere internationalism; it is rather expanded and elevated thereby into a system.

Nỗi thiếu quê hương trở thành định mệnh của thế giới. Bởi vậy, định mệnh đó cần được suy tư trên bình diện lịch sử Tính thể. Điều mà khởi từ Hegel, Marx đã thức nhận theo một nghĩa tinh yếu và quan trọng như là sự vong thân của con người, điều ấy cắm rễ thật sâu trong nỗi thiếu quê hương của con người thời hiện đại Homelessness is coming to be the destiny of the world. Hence it is necessary to think that destiny in term of the history of Being. What Marx recognized in an essential and significant sense, though derived from Hegel, as the estrangement of man has its roots in the homelessness of modern man.
Quê hương của ngụ cư mang tính lịch sử này là sự cư lưu gần gũi Tính thể The homeland of this historical dwelling is nearness to Being… Chỉ như thế, từ Tính thể, mới có thể khởi động sự vượt bỏ nỗi thiếu vắng Quê hương, một thiếu vắng nơi đó chẳng những con người mà cả bản thể của con người đang trượt dài vô phương hướng Only thus does the overcoming of homelessness begin from Being, a homelessness in which not only man but the essence of man stumbles aimlessly about (Martin Heidegger, Letter on Humanism in Basic writings, translation of David Farrell Krell, Harper Perennial – Modern Thought, London, 2008).

Để tiếp cận Quê hương, kẻ tư tưởng đã phải rong ruổi cùng nỗi luân lạc của Quê hương, kiên trì giữ ngọn lửa âm ỉ cháy qua bao nguôi ngoai của tháng ngày biền biệt mà không bị khấu trừ bởi lợi lộc nào bất kì đến từ đời sống, không hãi sợ trước dọa nạt của thời cuộc. Đồng thời kẻ tư tưởng cần đến dũng cảm cùng độ, một dũng cảm sẵn sàng phó mình, đốt cháy mình cho nỗi linh hiển của bóng sáng Quê hương.
Khi đã định, đã cư ngụ tại Quê hương như là ở nhà, kẻ tư tưởng dự phóng và hành động trong chân trời khả thể. Hành động trong chân trời khả thể thì cách biệt cả vực thẳm với “hoạt động trong điều kiện và hoàn cảnh”. Nghĩa là tự do khỏi mọi giới hạn. Là thi sĩ có nghĩa là không Chăm không Việt Nam, không là Việt Nam cũng không là thế giới. Cư trú tại nhà nhưng hắn cưu mang cả thế giới bên trong mình. Hắn khiêm cung với nhiệm vụ canh giữ “bóng sáng Quê hương” của mình. Canh giữ, và tìm tiếng nói thích hợp nói lên với kẻ đồng hành.

Sài Gòn, mùa mưa 2010.

Source: http://inrasara.com/?paged=2

Category: Sưu Tầm | Added by: up (30/12/2010) | Author: ??? E W
Views: 508 | Comments: 2 | Rating: 5.0/1
Total comments: 2
2 miss  
0
Kiều Thành Dàng: Cuộc đời
Đã đăng Tagalau 11.
*
Đời đôi lúc ưu ái ta thật!
mọi thứ ta cần đều có trong tầm tay
ta sung sướng nhìn đời bằng hào khí
vẽ cuộc đời bằng những giấc mơ.
Và, đôi lúc
lấy đi tất cả
những thứ hiện hữu

1 miss  
0
Vương Tâm: Vũ điệu hồn Chăm
Bút ký
báo Văn nghệ, số 45, 6-11-2010

Theo bước chân mẹ
Em vuốt bình bằng bàn tay nhỏ bé
Tuổi mười hai
Quay vòng năm tháng dặm dài
Hát bài ca từ đất…

Con gái Chăm ở Bầu Trúc, Ninh Phước biết làm gốm từ nhỏ. Những đôi mắt to đen của bao cô bé như biết cười với đất, và [...]


Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Tìm kiếm
Tạo Mới