Nhắc đến Ninh Thuận ai cũng biết đó là một tỉnh đầy nắng và gió ở cực Nam Trung Bộ, và đây cũng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhiều và lâu đời nhất ở nước ta, chiếm khoảng 50% dân tộc Chăm trên toàn quốc.
Đến Ninh thuận các bạn sẽ được tìm hiểu nền văn hoá Chăm qua nhiều công trình kiến trúc cổ kính còn đứng sừng sững trên những ngọn đồi như ngọn tháp, những điệu múa thật uyển chuyển của những cô gái Chăm, tham gia vui chơi cùng các lễ hội lớn của người như: Lễ hội Katê được người Chăm theo đạo Balamôn tổ chức, và LễRamưwan do người Chăm theo đạo hồi giáo Bàni tổ chức. Ngoài ra, chúng ta còn có thể đến thăm các làng nghề truyền thống của người Chăm đó là: làng dệt thổ cẩm Mỹ nghiệp, gốm Bầu trúc. Chính tại vùng đất đầy nắng và gió này, dân tộc Chăm đã được phân bố ở khắp vùng trong toàn tỉnh, từ đồng bằng lên miền núi và xuống các vùng ven biển vẫn có mặt người Chăm sinh sống và lập nghiệp tại vùng đất mà mình đang sống. Tại đây dân tộc Chăm sinh sống tạo nên một vòng cung bao quanh tỉnh (NưGar) Ninh Thuận.
Để cho các bạn biết về các làng Chăm ở Ninh Thuận chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về địa bàn cứ trú, tên gọi để cho các bạn tiện tham khảo và muốn đến palei mình cần đi tìm.
Địa điểm và địa danh của các Palei (làng) Chăm được liệt kê theo tuần tự như sau:
Palei Bal Riya:
Có tên gọi là làng Bình Nghĩa, thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc. Đây là palei sống xa nhất cách biệt với các palei Chăm khác trong tỉnh, các hoạt động văn hoá Chăm và sinh hoạt của người dân ở đây vẫn còn lưu giữ hầu như còn nguyên vẹn như con gái đúng tuổi thì mặc chăng, tổ chức lễ RiJa NưGar rất long trọng.
Palei đa số là người dân theo đạo Balamôn sinh sống nên các hoạt động đều diễn ra mang tính lễ nghi củaBalamôn hơn. Có các vị chức sắc như Po Bac (phó cả sư), Ôn Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi), và các thầy cúng khác.
Một số các hoạt động văn hoá lớn diễn ra trong năm tại palei như: Lễ hội đầu năm hay còn gọi là RiJa NưGar. Lễ hội này vào tháng 1 Chăm lịch (nhằm vào tháng 4 dương lịch), các sinh hoạt của lễ này như cúng lễ rước Ppo Bir Thun ở thôn Mỹ Tường (Ninh Hải), và lễ hội Katê vào mùng 1 của tháng 7 theo Chăm lịch (khoảng tháng 10 dương lịch) và các lễ nghi khác.
Palei Pa-mblap:
Được chia ra làm 2 làng, đó là Pa-mblap Klak và Pa-mblap Biraw
* Palei Pa-mblap Khak là palei đã hình thành từ lâu có tên gọi là An Nhơn thuộc xã Xuân Hải, Huyện Ninh Hải.
* Palei Pa-mblap Biraw là palei được tách ra từ palei Pamblap alhak. Có tên gọi là Phước Nhơn, thuộc xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải.
Hai palei này tuy hai mà một tuy một mà hai, là làng Chăm Bàni sống xa hơn các làng Chăm Bàni khác. Ở paleiPa-mblap theo đạo giáo hồi giáo Bàni được chia ra thành hai nhánh và được tồn tại sống rất hài hòa với nhau, đấy là đạo Hồi giáo Bàni và đạo Hồi giáo Islam. Cả có hai giáo phái đều xuất từ Đạo Hồi Giáo, nhưng các hoạt động, sinh hoạt về văn hoá các nghi lễ của người dân ở đây diễn ra đều giống nhau. Có sự khác nhau là bênIslam có sự khắc khê hơn so với Bàni về các phong tục.
Có các vị chức sắc bên Bani (Po Gru) và Islam (Ong Hakem).
Một số các hoạt động diễn ra ở đây như: RiJa NưGar (tống ôn đầu năm), Ramưwan và các nghi lễ mang tính tôn giáo diễn ra trong năm như: đám cưới (Likhah), lễ nhập đạo. Ở đây có các thánh đường (Thang Magik) để tổ chức tế Ramưwan của mình.
Palei Tabeng:
Có tên gọi là làng Thành Ý thuộc xã Thành Hải, TP Phan Rang-Tháp Chàm. Đây là palei duy nhất trong tất cả các làng Chăm đóng trên địa bàn Thành Phố của tỉnh.
Palei Tabeng chủ yếu là người dân theo đạo Bàlamôn sinh sống nên các hoạt động về văn hoá diễn ra ở đầy đều mang lễ nghi của Bàlamôn hơn: tục cưới hỏi, đám ma... Có các hoạt văn hoá lớn mang tính chất cộng đồng diễn ra ở đây như: Lễ hội Rija Nagar (lễ hội đầu năm), lễ hội Katê hàng năm (vì Palei Tabeng thuộc Hahlau Po Klaong Girai).
Đời sống sinh hoạt đều diễn ra bình thường như các làng khác.
Các di tích thì không, nhưng ở đây có cây me cổ thụ đã tồn tại hơn trăm năm nay rồi bây giờ vẫn còn. Là nơi diễn ra các phong tục riêng của người dân ở đây khi gia sđình nào có con cưới chồng đến lúc có mang thì phải làm lễ cúng. Lễ vật cúng gồm những vật sau: trầu cau, rượu, và gà (làm khoảng 8 đến 10 con gà) để cúng, cầu cho mẹ tròn con vuông và đều may mắn đến với đôi vợ chộng trẻ này. Đây là phong tục mà các làng Chăm khác không có. Vẫn có các vị chức sắc trong làng phục vụ các nghi lễ diễn ra trong palei.
Palei Cang:
Từ palei Tabeng đi ra theo quốc lộ 27 khoảng 10km về hướng tây chúng ta sẽ bắt gặp một làng Chăm theo đạoBàni, Đó là palei Cang còn có tên gọi khác là Thôn Lương Tri thuộc xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Cũng như palei Tabeng, palei Cang sống quanh khu vực là dân tộc kinh anh em và cách biệt hơn so với các làng khác.
Đời sống hoạt động và sinh hoạt văn hoá Chăm cũng diễn ra tương tự như các palei Chăm khác theo đạo hồi giáo Bàni. Vẫn tổ chức lễ cúng đầu năm và đón Ramưwan hàng năm. Có thánh đường để tổ chức Ramưwan, có các vị chức sắc để phục vụ các lễ nghi diễn ra trong làng
Palei Baoh Deng:
Từ palei Cang đi ngược lại theo hướng Đông Nam khoảng 10km có palei Baoh Deng có tên gọi là Thôn Phú Nhuận (palei Bhauh Thơng cũng thuộc Hahlau Po Klaong Girai). Đây là palei Chăm nằm ở phía Bắc của huyện Ninh Phước có nhiều đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. PaleiBaoh Deng là palei duy nhất có hai tôn giáo cùng sinh sống xen kẽ lẫn nhau đó là hồi giáo Bàni và tôn giáo Bàlamôn.
Vì có 2 tôn giáo cùng cư trú nên các hoạt động văn hoá và các lễ nghi cũng như sinh hoạt của người dân ở đầy diễn ra phong phú hơn và nồi tiếp nhau so với các palei Chăm khác như: lễ Rija Nagar (lễ cúng đầu năm cho cả 2 tôn giáo), Ramưwan của bà con theo đạo hồi giáo Bani diễn ra tại thánh đường trong palei, lễ hội Katê của người Chăm theo đạo Balamôn thì diễn ra tại đền tháp Po Klaong Girai (Đô Vinh).Có các vị chức sắc của 2 tôn giáo để phục vụ các lễ nghi này và các phong tục diễn ra trong năm như: cưới hỏi, đám ma.
Palei Mblang Kacak:
Có tên gọi là thôn Phước Đồng. Palei Mblang Kacak là nơi cắt giữ y phục của ngài Po Klaong Girai ở đây có đền thờ nhỏ để cắt giữ và tổ chức lễ hội Katê. Hàng năm cứ vào mùng 1 tháng 7 Chăm lịch là người dân ở đây lại long trọng tổ chức lễ hội Katê để múa, hát rước kiệu Po Klaong Girai về đền tháp Po Klaong Girai ở Đô Vinh (Tháp Chàm). Các hoạt động và sinh hoạt của palei đều diễn ra bình thường, chỉ có lễ hội Katê diễn ra hoành tráng hơn có sự tham gia của các làng thuộc Hahlau Po Klaong Girai như: palei Cauk, palei Baoh Dana, palei Baoh Bini,...
Có các vị chức sắc Po Bac (phó cả sư) Ôn Kadhar (thầy kéo đàn Kanhi), bà bóng (Muk Pajau), Ôn Maduen (thầy vỗ), để phục vụ các lễ nghi diễn ra trong palei của người dân theo đạo Balamôn
Palei Cauk:
Nằm liền kể với palei Mblang Kacak không ai cả đó là palei Cauk nhỏ bé thân thương, có tên gọi Làng Hiếu Lễ, nằm ở trung tâm của xã Phước Hậu. Palei chủ yếu là người dân theo đạo Bàlamôn sinh sống nên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hàng năm cũng mang tính chất của Bàlamôn giáo hơn.
Có các vị chứ sắc như: Po Adhia (cả sư), Ong Maduen (thầy vỗ), Ôn Kadhar (thầy Kanhi) phục các lễ nghi diễn ra trong palei cũng như các palei khác như lễ hội Katê. Palei Cauk còn có Đền Po Sah là nơi để cho bà con trong palei cũng như các palei khác về đây để cúng, để cầu sự bình yên, xua đi mọi cái xấu.
Palei Baoh Dana:
Nằm ở phía tây của xã có tên gọi làng Chất Thường thuộc xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước. Cũng như các palei Chăm trong xã palei Baoh Dana về các hoạt động sinh hoạt văn hoá Chăm đều diễn ra như các làng Chăm khác. Cũng có các vị cức sắc để phục vụ các nghi lễ diễn ra trong làng. Palei Baoh Dana cũng làm lễ tại đền Po Sah ởpalei Cauk. Ngoài ra palei Baoh Dana còn có một số ngôi nhà cổ Chăm vẫn còn tồn tại.
Palei Baoh Bini
Được ngăn cách với palei Baoh Dana bởi một con sông Quao chảy dài là dòng sông để tưới tiêu cho các cánh đồng, đó là palei Baoh Bini. Có tên gọi là làng Hoài Trung thuộc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.
Đời sống và các hoạt động về văn hoá Chăm đều diễn ra như các làng Chăm thuộc Hahlau Po Klaong Girai như lễ hội Katê. Lễ Rija Nagar cũng có các vị chức sắc phục vụ cho các nghi lễ diễn ra hàng năm trong làng. Palei Baoh Bini có con mương Nhật (dòng kênh Nam) chảy ngang. Đến bây giờ Hoài Trung đã chia ra làm hai thôn, nhưng các phong tục tập quán vẫn còn giữ nguyên không thay đổi gì.
Palei Dara
Từ palei Baoh Bini đi dọc kênh nam chúng ta sẽ bắt gặp một palei có truyền thuyết về núi đá trắng. Đó chính là palei Dara, trước kia có tên gọi là làng Như Ngọc nhưng bây giờ đã đổi thành làng Như Bình.
Đây là palei có nhiều hoạt động văn hoá Chăm diễn ra phong phú như lễ hội Katê, cúng thần núi Đá Trắng và các nghi lễ khác mang tinh chất phong tục của người dân theo đạo Balamôn. Ngoài ra ở palei Jà còn tổ chức lễ Rija Nagar là lễ cúng Po Nai có sự tham gia của tất cả các làng Chăm và được tổ chức rất hoành tráng như một tết của dân tộc Chăm thật sự.
Ở đây có nhiều di tích và truyền thuyết như truyền thuyết về núi Đá Trắng, Po Nai , có đền thờ Nai Mưh Ghang em của Po Nai. Palei Jà thuộc Hahlau Po Nagar ở palei Hamu Tanran nên khi người dân tổ chức cúng vào dịp lễ hội Katê thì sang bên làng Hamu tanran để hành lễ ...
Palei Hamu Tanran:
Có tên gọi là làng Hữu Đức thuộc xã Phước Hữu. Đây là palei đươc biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm đặc biệt là lễ hội Katê được mọi người biết đến nhiều hơn với lễ nghi rước y phục của Po Nagar từ ban tay ngườiRaglai trao cho người Chăm được tổ chức rất long trọng, có sự tham gia của tấ cả các vị chức sắc thuộc Hahlau Po Nagar và du khách từ mọi miền đổ về đây vui cùng lễ hội. Cũng là palei có nhiều nét văn hoá Chăm vẫn còn lưư giữ không mai một theo thời gian. Ở đây có đền Po Nagar la địa điểm để y phục của ngài và có dòng kênh nam chảy dài làm cho palei thêm đẹp hơn.
Palei Thuer:
Palei này có tên gọi là làng Hậu Sanh thuộc xã phước Hữu là nơi có đền tháp Po Rome đứng sừng sững trên đồi là nơi diễn ra lễ rước y trang của ngài Po Rome được tổ chức rất long trọng vào dịp lễ hội Katê. Có sư tham gia của các bà con thuộc HaLaw (khu vực) Po Rome gồm: palei Thuer (Hậu Sanh), Palei Pabhar (Vụ Bổn), Palei Palao (Hiếu Thiện), palei Bal Caong (Chung Mỹ), palei Aia Li-u. Là palei có nhiều truyền thuyết liên quan đến vua Po Rome như: truyền thuyết về cây Rraik, ở đây có các đền tháp Po Rome, tượng công chúa Ngọc Khoa.
Palei PaBhar:
Palei PaBhar thuộc xã Phước Nam, có tên gọi là làng Vụ Bổn là palei có nhiếu bà con theo đạo Bàlamôn sinh sống nên mọi hoạt động sinh hoạt văn hoá Chăm mang nhiều nghi lễ của Bàlamôn hơn.Việc làm lễ Katê thì bà con vẫn tham gia làm lễ tại đền tháp Po Rome và ngoài ra bà con palei đến các đền tháp khác để cúng. Palei PaBhar là palei sống xa nhất các làng Chăm thuộc huyện Ninh Phước, là palei tổ chức Katê gia đình chậm hơn các làng Chăm khác một tuần như Hiếu Lễ, Palei Caklaing.
Palei Palao:
Nằm cạnh palei PaBhar và có mối quan hệ như một palei, đó là palei Palao. Palei Palao có tên gọi là thôn Hiếu thiện thuộc xã Phước Nam, cùng với palei PaBhar, palei Palao cũng thuộc Halaw Po Rome (khu vực Po Rome).
Palei Palao chủ là người dân theo Bàlamôn giáo sinh sống nên cũng có các vị chức sắc ben Bàlamôn để phục các lễ cúng diễn ra trong năm của palei.
Palei Ram:
Đi ngược ra bắc theo quốc lộ 1A ở phí Nam chúng ta sẽ bắt gặp một palei rất giàu có, những ngôi nhà mọc lên như những khu biệt thự. Đó chính là Palei Ram, có tên gọi là làng Văn Lâm thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh Phước
Đây là palei có hai tôn giáo sinh sống, trong đó hồi giáo Bani là tôn giáo sống lâu đời sau đó là hồi giáo Islam mới xâm nhập vào. Đây là palei theo hồi giáo Bàni và hồi giáo Islam nên mọi hoặc động của palei đều diễn ra theo mang lễ nghi của Bani như: lễ Ramưwan, đám cưới (La khak), đám ma và một số lễ nghi riêng của palei, đều diễn ra khác với các làng Chăm theo đạo Bàlamôn. Nhưng có lễ hội Rija Nagar (cúng đầu năm) thì diễn ra như nhau chỉ khác nhau về lễ nhi và thời và đặc điểm riêng của từng palei. Tuy palei Ram có hai tôn giáo sống xen kể nhau nhưng mọi hoạt động đều diễn ra như nhau. Nhưng bên hồi giáo Islam thì được quản lý nghiêm ngặc hơn như người trong tôn giáo không được uống rượu, bia, con gái ưng người ngoại tộc không được, ăn các loại thịt (trừ thịt heo) .
Palei Ram có các Thánh đường hồi giáo Islam, Thánh đường hồi giáo Bàni và có con suối Bhum Kawei chạy rất đẹp ở giũa làng.
Palei Aia Li-u:
Từ trong palei Ram cúng ta di về hướng đông của palei sẽ bắt gặp một palei hiện lên trước mắt chúng ta. Đó chính là palei Aia Li-u, có tên gọi là thôn Phước lập thuộc xã Phước Nam, huyện Ninh phước.
So với các làng Chăm khác đây là palei còn rất nghèo nhưng vẫn giữ bản sắc văn hoá Chăm. Palei Aia Li-u chủ yếu là đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nên mọi hoạt động,sinh hoạt văn hoá chăm đều diễn ra như các làng Chăm khác. Theo phong tục đám ma của người Chăm theo đạo Balamôn đối với người chết thì có 2 loại đám, đó là đám thiêu (đam cuh) và đám chôn (đam dhar). Thì tất cả các làng Chăm khác theo đạo Balamôn thì đề thực hiện đam cuh, ngược lại thì chỉ có palei Aia Li-u thì thực hiện đam dhar, đó là đặc điểm riêng của palei.
Palei Bal Caong:
Rời khỏi palei Aia Li-u chúng ta tiếp tục hành trình theo quốc lộ 1A và rẽ phải chúng ta sẽ thấy một palei như ẩn, như hiện lên trong ta đó chính là palei Bal Caong. Palei Bal Caong được tách ra từ palei CaKlaing, palei Bal Caong có tên gọi là làng Chung Mỹ thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Palei Bal Caong được tách ra từ palei Caklaing nên ở đây cũng có một số hộ gia đình còn giữ nghể tuyền thống của người Chăm đó chính là nghề dệt thổ cẩm.
Palei Bal Caong đa số bà là theo tôn giáo Balamôn nên mọi hoạt sinh hoạt của người dân ở đây đều giống như các làng Chăm theo tôn giáo Balamôn
Palei Caklaing:
Từ palei Bal Caong chúng sẽ đi thăm làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm, dó chính là palei Caklaing, có tên gọi là làng Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Palei Caklaing là palei không những là palei nổi tiếng về nghề dệt truyền thống của Chăm và còn là vùng đất của những truyền thuyết về Po Klaong Girai, Po Klaong Can là người dạy cho dân làm nghề dệt. Đây là vùng đất cò nền văn hoá lâu đời và palei được người nhiều người biết đến hơn. Palei Caklaing chủ yếu là theo Bàlamôn giáo nên mọi hoạt động, sinh hoạt văn hóa Chăm đều diễn ra quanh năm và mang lễ nghi của Bàlamôn giáo hơn. Ở palei Caklaing còn có nhiều di tích liên quan đến đến sự tích Po Klaong Girai và còn có nhiều di tích khác nữa.
Palei Hamu Craok:
Dân tộc Chăm nổi tiếng với hai làng nghể truyền thống, đó dệt Caklaing (Mỹ Nghiệp). Và thứ hai đó là nghể gốm Bầu Trúc. Palei Hamu Craok, có tên gọi là làng Vĩnh Thuận (Bầu Trúc) thuộc xã Phước Dân. Nói đến palei Hamu Craok ai cũng biết ngay đó là palei nổi tiếng về nghề làm gốm truyền thống của người Chăm. Palei Hamu Craok ngoài nổi tiếng về nghề gốm truyền thống và là palei còn có truyền thuyết về về Po Nai.
Ở palei Hamu Craok còn có đền thờ Po Nai và có nhà trưng bày những sản vật làm từ đất nung rất là điệu nghệ những cô gái Chăm duyên dáng được trưng bày ra và thu hút nhiều du khach, có đền Po Nai.
Palei Hamu Craok bà con theo Bàlamôn giáo nên mọi hoạt, sinh hoạt của của người dân ở đây cũng diễn ra như các làng Chăm khác.
Palei Cauh Patih:
Có tên gọi là làng Thành tín thuộc xã Phước Hải, huyện Ninh Phước. Palei Cauh Patih được biết đến là palei có những dải cát trắng, hồng trải dài mênh mông bên phía đông của palei. Palei Cauh Patih với những bờ cát dài nổi tiếng với bài hát “Bhum Adhei” do nhạc sĩ Amư Nhân sang tác đã nói lên những sản vật nổi tiếng ở đây như: bei bhong bauh libbung (khoai hồng), tam kai yamưn (trái dưa ngọt, có những giếng nước ngọt).
Palei Cauh Patih cũng là palei có nhiều tryền thuyết cũng như có những Ariya đều viết ở đây. Ở nơi đây có những giếng nước ngọt gắn liền với nghề biển cuả những người Chăm di biển xưa kia.
Palei Cauh Patih chủ yếu là bà con theo tôn giáo Bàni sinh sống nên mọi hoạt động, sinh hoạt của bà con ở đây diễn ra mang lễ nghi của Bàni hơn như: đám cưới (La-khak), đám ma. Palei có lễ hội lớn trong năm đó là lễ hội Ramưwan ngoài ra còn có các lễ nghi khác nữa.
Palei Patuh
Cuối cùng chúng ta sẽ ghé thăm làng cũng có những dải cát trắng hồng thơ mộng như palei Cauh Patih, đó chính là palei Patuh còn có có tên gọi là làng Tuấn Tú thuộc xã An Hải. Palei Patuh nổi tiếng có đồi cát Nam cương rất là tuyệt đẹp đươc bầu là phong cảnh rất đẹp của những cồn cát di động với những màu của cát hoà cùng ánh nắng của xứ Panduranga tạo cho cồn cát thêm đẹp hơn.
Palei Patuh đa số bà con theo đạo hồi giáo Bani nên mọi hoạt động sinh hoạt của họ đểu mang tôn giáo Bani hơn. Cũng có các lễ hội diễn ra trong năm như: Ramưwan Palei Patuh cũng như palei Cauh Patih cũng có những giếng ngọt, có cồn cát di động rất là đẹp.
Đến các palei Chăm, các bạn ngoài việc tìm hiểu về văn hoá Chăm, ở đây các bạn còn có cơ hội tham gia và tìm hiểu đặc điểm riêng về văn hoá của từng palei. Đến các làng Chăm các bạn sẽ bị cuốn hút bởi những điệu múa của những cô gái Chăm thật duyên dáng, đẹp lỗng lẫy từng tà áo dài Cham đủ kiểu, đủ màu những ngôi tháp cổ kính đứng sừng sững trên những đồi cao.
Tác giả Vija Nhàn
Ghi chú: Klak: cũ
Biraw: mới
Palei: làng
Hai lễ hội lớn của dân tộc Chăm:
Ramưwan: Lễ hội lớn được tổ chức bởi người Chăm theo đạo Hồi giáo Bani
Harei Katê: Lễ hội lớn được tổ chức bởi người Chăm theo đạo Bàlamôn