9:36 PM Lật tìm dấu tích Champa ở Việt Nam | |
Theo báo “ Nụ cười Islam” của Indonesia Chuyển sang Việt ngữ: Putra Champa ( Putra dịch bài viết này không phải để cung cắp kiến thức về Chăm mà chỉ muốn chia sẻ với các bạn, người Indo/ Mã lai- họ nói gì về Chăm chúng ta) Lịch sử đã chỉ rõ sự gần gũi của dân tộc chúng ta( người Indo) với nhà nước Champa. Dấu tích dễ thấy nhất còn lại của nhà nước này đó là những tàn tích và con cháu của họ tại Việt Nam. Chắc các bạn vẫn còn nhớ những bài học ở trường về lịch sử Champa chứ?. Ví dụ như sự kiện một người vợ của vua Kertawijaya của Majapahit , là công chúa Darawati một vị công chúa đến từ đất nước Champa với tôn giáo Islam. Nhiều câu chuyện về Wali Songo và những môn đệ của ông vốn có nguồn gốc từ Champa đã đến đảo Jawa để truyền dạy về Islam trong thời kì mà những quần đảo này chưa biết Islam là gì. Bản Đồ Nhà nước Champa vốn đã được hình thành và tồn tại trãi dài ở phần dọc bờ biển của bán đảo Đông Dương. Theo thời gian lãnh thổ của nước này còn bành trướng ở một phần của nước Lào ngày nay. Và hiển nhiên quốc gia này có những mối liên kết thật chặt chẽ về máu mủ cũng như nền văn hóa với những quốc gia của Indonesia vào thời xưa. Lãnh thổ của Champa ngày nay phần lớn thuộc về Việt Nam và cho đến bây giờ những bí ẩn của nó vẫn hấp dẫn với những người quan tâm đến Champa. Vào những thời kì đầu Champa có quan hệ chặt chẽ về văn hóa cũng như tôn giáo với Tiongkok( Trung Quốc). Có lẽ do chiến tranh và âm mưu thù hằn luôn muốn thôn tính các nước phương nam, vì vậy Champa dần dần xa rời các quốc gia phương bắc và khắn khích hơn với các quốc gia phương nam như Phù Nam ( vốn đã theo nền văn hóa Ấn từ trước). Từ đấy đạo Bà La Môn chiếm dần ưu thế trên dãi đất Champa. Đến thế kỉ thứ 10, các thương nhân Ảrab dần đến mảnh đất này làm ăn, trao đổi và họ cũng đã để lại văn hóa và Islam giáo vào cộng đồng dân tộc này. Nhưng cho đến tận thế kỉ 17 thì Islam mới đến được với các tầng lớp quý tộc cũng như hoàng thân quốc thích của Champa thờ đó. Vì vậy ngày nay những người mang quốc tịch Việt Nam mà theo Islam ắt hẳn phần lớn đó là người Chăm là dân tộc của một đất nước vốn trước kia đã từng tồn tại trên bản đồ Đông Dương. Điều này cũng giống như người Jawa ở Indonesia chúng ta, trước kia chúng ta cũng từng theo Bà La Môn giáo, và đến ngày nay vẫn còn một bộ phận người Jawa vẫn còn theo tôn giáo này, người Champa cũng thế, hiện nay họ có hai cộng đồng tôn giáo Ba La Mon và Islam. Và cũng không ngạc nhiên khi chúng ta thấy rằng , người Chăm cũng đã hài hòa yếu tố Islam với tính ngưỡng dân tộc bản địa, điều mà ở Indonesia chúng ta cũng có. Niếu chúng ta đến phần miền trung của Việt Nam ngày nay. Chúng ta sẽ thấy có rất nhiều cộng đồng sắc tộc Chăm vẫn còn tồn tại. Và cũng ở nơi đó chúng ta cũng sẽ bắt gặp những thánh đường và những tiểu thánh đường. Chắc hẳn sự xóa sổ của nhà nước Champa không phải là lí do để xóa hẳn dấu tích của đất nước này trên thế giới bởi rằng những tàn tích của nó vẫn được nhân loại công nhận và bảo vệ và đặt biệt hơn tổ chức Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO đã công nhận quần thể khu thánh địa Mỹ Sơn trở thành di sản văn hóa nhân loại. Đó là một cụm đền tháp Ba La Mon giáo đổ nát, thật khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi nếu có dịp ghé thăm. Những xóm làng của sắc dân chăm ngày nay rất độc đáo. Bởi những nét văn hóa truyền thống của họ rất khác so với những làng xã của tộc người Kinh ( Việt) vốn chiếm số đông. Họ sống ở nhưng nơi mà họ gọi là “Plei” hay “Kampong”. Những người đàn ông Chăm thường cũng ăn vận xà rông như chúng ta. Có khi họ còn đội mũ vành tròn màu trắng gọi là “kapiah”. Các cụ già thì mặc áo dài trắng với mảnh khăn quấn quanh đầu gọi là “sunnah”. Tôi xin giới thiệu một vài nơi rất nổi tiếng của cộng đồng sắc tộc này trên lãnh thổ Việt Nam. *Khu thánh địa Mỹ Sơn Được xây dựng vào khoảng từ thế kỉ 4 đến thế kỉ 14 bởi những vị vua Chăm. Những ngôi tháp này dùng để bái lạy thần Shiva vốn được biết đến với cái tên khác là Bhardresvara. Những ngôi tháp này rất gần với làng Duy Phú tại miền trung Việt Nam, cách Đà Nẵng khoảng 69 km. Nơi này trước kia đã từng là thủ phủ của vương quốc Champa, và đây cũng là lăng tẩm của các vị anh hùng có công với vương triều này. Những đền tháp nơi đây có thể sánh ngang với các đền tháp nổi tiếng khác như Borobudur (Indonesia),Angkor Wat( Kampuchia), Bagan( Myanmar) hay Ayutthaya( Thái Lan). *Bảo tàng Champa Bảo tàng này được tọa lạc tại Đà Nẵng. Tại bảo tàng này chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều bức tượng được điêu khắc rất sắc sảo rất hấp dẫn đối với du khách thích tìm hiểu. * Các thánh đường và tiểu thánh đường Masjid Ehsan Được xây dựng vao năm 1937 và d9u775c trùng tu lại vào năm 1992. Thánh được được bao bọc bởi khoàng 200 gia đình người Chăm Islam . Nơi đây cũng có trường dành cho việc học đạo ( Islam) Masjid Jamial Anwal Được xây dựng vào năm 1965, với tư cách như một tiểu thánh đường. Nhưng nó đã được sử du5nh như một thánh đường kể từ năm 1968. Ngôi thánh đường này là đại điểm hành lễ của hơn 240 gia đình người Champa. Vào những ngày lễ “Jum’at, người dân xếp hàng hành lễ nhiều đến nỗi lấn đầy cả sân thánh đường. *Nguồn nguyên văn tiếng Indonesia của bài báo :http://www.alifmagz.com/meninjau-jejak-champa-di-vietnam/ | |
|
Total comments: 0 | |