Thursday, 18/04/2024, 4:53 PM
Welcome, Guest | RSS
Menu
Mini-chat
200
Thăm Dò Ý Kiến
Rate my site
Total of answers: 27
Thống Kê
Main » 2010 » December » 30 » TIỂU SỬ: PO ROMÊ (1627-1653)
3:24 PM
TIỂU SỬ: PO ROMÊ (1627-1653)
LTS: Tất cả chữ Chăm viết trong bài này được viết theo lối phiên chữ của tự điển Chăm-Việt do Bùi Khánh Thế & Inrasara chủ biên.

Lời trần tình:

Nhiều nhà nghiên cứu sử học viết về Po Romê đã cho rằng: Ngài làm vua từ năm 1627 và mất năm 1651. Năm Po Romê mất không theo đúng thực trạng xã hội Chăm lúc bấy giờ và cũng không đúng sử sách Việt Nam ghi chép.
Vào năm 1653 Chúa nhà Nguyễn, Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc mang 3000 quân đánh chiếm vùng đất còn lại của Champa từ Nha Trang đến Sông Phan Rang. Po Romê bị bắt trong trận chiến này, ngài bị nhốt vào Rọ, bỏ đói bỏ khát trên đường đưa về Huế, có lẽ trên đường đi ngài đã tự tử (Lược sử Dân Tộc Chàm Dohamide gọi là Ba Bì đã tự tử). Khi Po Rome bị bắt dân Chăm trong vùng phẩn uất Bia-Ut Yuôn đã làm cho Po Romê mê hoặc, để Đại Việt có cơ hội chiếm hết đất Champa. Họ thi nhau đi tìm Po Bia, nhưng Bà ta cũng đã tự tử tại Ga Ta Bui Ga Tháp Chàm.
Người Chăm gọi vị vua này là Po Romê hay là Po Ramê, vì họ cho rằng Ngài đã mê muội một người đàn bà Yuôn để đánh mất phần giang sơn còn lại do ngài trị vì. Tên tuổi của Po Romê gắn liền với truyền thuyết về Thần Mộc Phun Krait nằm cách làng Vụ Bổn (Palei Ja Bhan) khoảng 10-15 km. Tương truyền vợ Yuôn này cứ giả đau yếu, bệnh tật với lý do bị Thần Mộc quấy nhiễu. Để phục hồi sức khỏe cho vợ Yuôn, ngài sai quân lính phá hủy Thần Mộc, nhưng không kết quả. Theo truyền thuyết Thần Mộc Kraik là thần hộ mạng cho triều vua Po Romê. Để trấn an vợ Yuôn, nhà vua đích thân đốn Thần Mộc và Thần Mộc bị đốn ngã cũng là lúc triều đại Po Romê sụp đổ theo.

Trong tập Champaka số 1 trang 26 và 64 có viết: Po Nraup (1652-1653) tức là Pô Nroup làm vua 1 năm. Đúng theo sử Chăm Pô Nraup là em cùng mẹ khác cha của Po Romê, ngài thay anh làm vua xứ Chăm trên phần đất còn lại chỉ 1 năm. Năm sau chúa Nguyễn cho triệu hồi ngài về Huế, trên đường cùng đi với Ngài có vài quan cận thần Chăm, mang theo nhiều vàng bạc châu báu hộ thân. Đến Huế ngài bị giam lỏng 6 tháng và đã nhờ 1 vị cận thần thân tín của chúa Nguyễn tâu xin và được tha trở về. Vì đường đi bằng ngựa từ Phan Rang đến Huế mất 3 tháng, trở lại quê hương, ngài sống trong lòng dân tộc Chăm. Lời truyền tụng về Pô Nraup bị bắt và tha về đã được dòng tộc đời đời nhắc nhở nhau mãi mãi. Lăng ngài được thờ tại ga Sông Lòng Sông (Palei Taplôm-Tuy Phong Bình Thuận). Trong khi ngài bị giam cầm ở Huế thì chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho lập 1 vị vua mới Phik Pa Khoh. Vị vua này kết hôn với dòng tộc Po Mưh Taha. Vị vua này đã giao hiếu với chúa Nguyễn và xin xác Po Romê về hỏa táng. Điều này trái ngược với câu chú thích số 8 trang 181 tập san Champaka số 1, nói rằng: Po Romê khi từ trần, xác của ngài được đưa vào chùa Hồi Giáo Bà Ni để làm lễ trước khi đưa lên giàn hỏa. Câu ghi chú này đã không theo đúng phong tục tập quán của Chăm Bà Ni và Chăm Bà-la-môn ở địa phương vùng Phan Rang, Phan Rí xưa nay. Lại nữa, tài liệu từ Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Po Dharma dịch thuật), được các bài viết khác tham khảo chẳng hạn (Lịch sử Chiêm Thành Suy Thoái của Trần Gia Phụng) cho rằng Po Romê là người Churu, tài liệu này xác định nguồn gốc của Po Romê, có lẽ tài liệu này được Pháp sưu khảo từ vùng Chăm Phan Rí. Tài liệu này hoàn toàn chính xác, vì ở vào thời Pô Mưh Taha đã có một trí thức Chăm, ông Bilan ông Palei Grauk, làng trì Đức, Phan Lý Chăm Bình Thuận đã một lần mang câu chuyện dân gian Chăm đồn đãi về Po Romê, dòng Churu nói với Pô Mưh Taha trong cuộc nhân duyên của Po Bia Thơn Chơn kết hôn với Po Romê và sự nhường ngôi của vua này cho nghĩa tế Po Romê.

Chúng tôi nêu lên các điểm trên để độc giả hiểu thêm về các sự kiện lịch sử xẩy ra trong khoảng thời gian 1627 đến 1653 hầu xác nhận thời gian Po Romê làm vua trên đất Champa-Pangduranga.

Po Romê tên thật Ja Ka Thaut, biệt danh Chei-sit, sinh ở làng Tường Loan (Palei Pa-auk), bây giờ thành xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận, bên hướng Đông trên đường từ Chợ Lầu lên ga Sông Mao Hải Ninh, nay là Bắc Bình Bình Thuận. Mẹ ngài người Chăm kết thân với người Churu, vùng Cà Lon bây giờ. Có lẽ Ông Bà Nội thân nhân dòng tộc và cả xóm làng không chấp nhận mối tình này nên ngài được sinh bên ngoài xóm, cách khoảng 1 cây số trong cánh đồng ruộng, về sau ngài cho lập miếu ở đây và người dân Chăm gọi miếu này là Thang Po Romê Thauk. Ngài cùng mẹ sống và lớn lên ở Palei Ja Bhan (Vụ Bổn, Phan Rang). Ngài là một người thông minh, đĩnh ngộ, phải lòng công chúa Po Bya Thơn Chơn (con Po Mưh Taha). Po Mưh Taha lớn tuổi và sau đó đã nhường ngôi cho Ngài.

Sự nghiệp:

Ngài làm vua và đóng đô ở Phan Rang, hoàng hậu là Po Bya Thơn Chơn, thứ hậu Po Bya Thơn Chih gốc Rađê. Về sau có bà vợ Yuôn, con gái út của chúa Nguyễn Phúc Nguyễn Ngọc Khoa quận chúa. Có lẽ vị quận chúa này được tấn hiến cho Po Romê cùng lúc với Ngọc Vạn quận chúa tấn hiến cho vua Chân Lạp Chei Chetta II trong khoảng thời gian 1627-1935. Thời gian ở ngôi 6 hoặc 7 năm có lẽ Po Romê đã giao tiếp với các xứ Thần hoặc người ngoại quốc: Pháp, Bồ Đào Nha, hoặc đã đánh phá các vùng bị Đại Việt chiếm đóng hoặc liên hệ với lưu thủ Phú Yên Văn Phong năm 1629, nên chúa Nguyễn Phúc Nguyên lo ngại an ninh phía Nam liền gả người con gái thứ ba, công chúa Ngọc Khoa cho vua Chiêm là Po Romê để tạo hòa hiếu với Chiêm Thành nhằm rảnh tay đối phó với Đàng Ngoài (trang 42, Quảng Nam Trong Lịch Sử của Trần Gia Phụng). Ngồi tại vị, ngài lo phát triển kinh tế, cho đào mương đắp đập, làm ruộng không những ở vùng Chăm bình nguyên mà còn cả Cao Nguyên Vùng Cà Lon. Chăm Churu đã đào mương đắp đập dẫn nước vào 2 sở ruộng Hamu. Kalai Hamu Kaluk. Ruộng nước này hiện người Churu đang sản xuất trên vùng Cà Lon, còn có một cái vườn đẹp, bên trong có nhiều trái cây.

Ngoại giao:

Po Romê là một ông vua thông thái, ngài đã đi ngoại giao nhiều nước có liên hệ với Champa: Indonesia, Mã Lai ... không biết mục đích của ngài có phải đi cầu viện hay không? Những phái đoàn Mã Lai từng qua đất nước Champa, nhiều chiếc thuyền Mã Lai bị cơn bão đánh chìm gần bờ biển Mũi Né An Hải Phan Thiết, chỉ một ít thuyền được cứu sống. Sau cơn bão to thuyền Mã Lai bị đắm chìm, ngài đã tổ chức lễ cầu hồn, hình thức cầu hồn được diễn lại trong Rija Praung của dân Chăm ngày nay. Có lẽ ngài đã gặp cả sứ thần nước ngoài mong cầu viện giúp đỡ để tái chiếm lại đất đai bị Đại Việt chiếm. Công việc này đã bị bà vợ Yuôn Ngọc Khoa quận chúa mật báo lên chúa Nguyễn nên chúa Nguyễn đã sai quân đánh lấy hết phần đất còn lại của Chăm. Nhiều tài liệu cho biết thời Pho Romê có 2 tướng Chăm Hồi Giáo có tài, chiến thắng nhiều lần với quân Đại Việt, nhưng nhà vua không những không thưởng công mà còn khiển trách nữa. Vì lòng bất mãn họ bỏ đi, nên khi Đại Việt tấn công, ngài đã bị thất bại và bị bắt. Po Romê là một vị vua thông minh, bên trong cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tích trữ lương thực, bên ngoài giao tiếp với nước ngoài, nhưng thời vận người Champa có lẽ không còn nữa, nên bị quân Đại Việt chiếm hết đất và ngài đã phải tự tử.

Trong đời của vị vua này cho xây tháp thờ ngài tại Palei Thôn, hiện dân Chăm hàng năm đến mùa Katê vẫn cúng kiến. Tại Phan Rí có miếu gọi là Thang Po Romê Thauk tức là nơi thờ nhao của Po Romê sanh tại nơi đó. Theo truyền thuyết là nơi Chôn nhao nhà vua, nhưng nhìn vào miếu này có 5 tượng kúk rất đẹp, có lẽ đây là nghĩa trang dòng tộc mẹ nhà vua. Hàng năm palei pa-auk (Tường Loan) thường vào miếu để cúng Katê. Trong thập niên 1990 có quân cướp lưu manh đã đào bới tượng Kut, dân làng Chăm phát hiện quân cướp cạn, đã để lại một cái thố không rõ thố này có phải đựng nhao không? Quân cướp này có lẽ đã bố trí canh gác cẩn mật để đào bới, vì miếu này nằm xác đường cái lên Sông Mao hoặc từ Sông Mao xuống Chợ Lầu, đêm này đều có người lên xuống. Ngoài ra cũng còn có miếu thờ dòng tộc của Po Romê trên Cà Lon, miếu này nằm trong cánh đồng ruộng Kaluk. Trong cuộc chiến tranh, miếu này đã bị phá xập chỉ còn lại đống gạch và nền miếu, một số hài cốt dòng tộc Po Romê do dân Churu cất giữ từ xưa đã mang giao lại cho Bà Nguyễn Thị Thềm trong thập niên 1990. Trong số hài cốt trên có khoảng 10 hài cốt được bộc trong hộp bằng vàng và bạc. Ngày nay có lẽ con cháu dòng tộc Po Romê nghèo túng quá, nên đã bán đi chỉ còn lại các hộp bình thường.


Trong văn học Chăm II Trường Ca Inrasara có trích bài thơ nói về Po Romê và Po Nraup. Đọc bài thơ ta cảm thấy Po Romê là người anh đáng kính của Pô Nraup. Tình cảm 2 anh em thương yêu nhau, lúc mẹ mất sớm, qua bài thơ, làm người đọc xúc động, thương cảm Po Romê rất nhiều. Po Romê là một vị vua đáng kính, sống trong lòng dân tộc Chăm sâu sắc. Chúng ta cũng không hiểu tại sao dân Chăm đổ lỗi cho ngài làm mất nước Chăm vì một người đàn bà Yuôn. Phải chăng đây là một sự đánh giá sai lầm, trong khi thâm tâm và thực tế ngài chuẩn bị cầu viện để có lực lượng hùng hậu phản công Đại Việt hầu giành lại đất đai đã mất từ các triều vua trước. Po Romê có lẽ là vị vua cuối cùng của Champa, giữ vững được nền độc lập tự chủ đối với Đại Việt. Sau Ngài, vua em là Pô Nraup làm vua chỉ vỏn vẹn 1 năm rồi bị bắt, sau được trả tự do. Lăng mộ vua Pô Nraup tọa lạc tại làng Tuy Tịnh (Palei Ta-plôm) xã Lạc Trị, Tuy Phong, Bình Thuận, hiện nay do dòng tộc Ngài thờ phượng và trông nom. Cũng cần nói thêm tượng vua này tay bồng đứa con, phía sau là tượng Kut, có lẽ Kut của dòng tộc bên vợ ngài.

Suy cổ luận kim, có lẽ Po Romê là một vua chết trên chiến trường, có công xây dựng nền nông nghiệp vững mạnh, dân chúng sống trong cảnh thanh bình trong hơn 20 năm. Ngài đã mang lại cho dân Chăm một sự dung hợp giữa 2 tôn giáo Bà La Môn và Hồi Giáo thành tập tục Chăm AVAR AHIER thắt chặt tình đoàn kết như hiện nay.

Yassin Pangdurang

Views: 1921 | Added by: up | Rating: 2.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Tìm kiếm
Lịch
«  December 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Tạo Mới