Friday, 29/03/2024, 2:26 PM
Welcome, Guest | RSS
Menu
Mini-chat
200
Thăm Dò Ý Kiến
Rate my site
Total of answers: 27
Thống Kê
Main » 2011 » March » 27
Phan Đăng Nhật: Ariya Bini - Cham, một truyện thơ đặc sắc của dân tộc Chăm mới được phát hiện
báo Nhân dân Chủ nhật, 4-8-1996

Đó là truyện thơ Bini – Cham do ông Phú Trạm (Inrasara), công tác tại Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh công bố. Từ lâu, người Chăm truyền tụng với lòng hâm mộ Ariya Bini Cham. Nhưng mọi người chỉ nghe đồn, không biết hiện ai có tác phẩm đó. Do có công lao nhiều năm sưu tầm văn học dân tộc mình, ông Phú Trạm đã được tiếp xúc với bản chép tay của ông Than Tiơng, chép vào năm 1903. Như thế là một tác phẩm được đưa ra chào đời. Hơi đáng tiếc là sách vốn dài 650 câu, mà hiện chỉ còn 324 câu. Cảm ơn hai ông Than Tiơng và Phú Trạm.
Bini – Cham là tâm sự đau buồn của một Hoàng thân Chăm khi kể về mối tình của mình với nàng công chúa, người tru ... Đọc Tiếp »

Views: 800 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Dệt thổ cẩm Chăm Ninh Thuận
DỆT THỔ CẨM CHĂM NINH THUẬN, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

I. Vài nét về lịch sử:
Cho đến bây giờ, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nghề dệt thổ cẩm Chăm hình thành và phát triển như thế nào trong quá trình lịch sử. Truyền thuyết về Bà Chúa Xứ kể rằng: Po lnư Nưgar từ Trung Quốc trở về, đã đặt kinh đô Champa ở Nha Trang và dạy người Chăm – lúc đó còn trong thời kì mông muội – cày cấy, dệt vải, xây tháp, tổ chức hành chính…
Theo Lê Quí Đôn (Vân Đài Loại Ngữ): “ở Lâm ấp có trồng cây cát bối, khi chín hoa cây giống như lông ngỗng, kéo sợi làm chỉ dệt khăn không khác gì loại gai”. Còn theo G. Maspéro thì dưới thời các vương triều Champa, người Chăm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa.
Trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ thứ I ... Đọc Tiếp »

Views: 822 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Vũ điệu cung đình Chăm Pa trên tác phẩm điêu khắc

Ngày nay, khi các tư liệu thành văn về lĩnh vực múa của người Chămpa cổ rất hạn chế, thì việc nghiên cứu những di vật cổ chạm khắc người múa sẽ góp thêm những tri thức về vũ đạo truyền thống Chămpa cũng như vai trò của nó trong đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân Chăm trong quá khứ.

Ngôn ngữ điêu khắc là nguồn tư liệu đáng tin cậy, từ nguồn tư liệu câm lặng này có thể cho ta biết chắc chắn được rằng, người Chămpa cổ từ trong lịch sử họ đã có một nền nghệ thuật múa phát triển đa dạng.

Tượng thần Mahisamandhi có niên đại TK XII (Bình Nghi - Tây Sơn)

Trong nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa, hình tượng người mú ... Đọc Tiếp »

Views: 934 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến việc hình thành văn minh Champa

1. Ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ đến lịch sử chữ viết Champa.

Ấn Độ là một quốc gia sớm có chữ viết. Nhờ những khám phá về khảo cổ học đã xác định được ngay từ nền văn hóa Harappa chữ viết đã được sử dụng phổ biến trong công việc hành chính cũng như thường ngày.

Đến khoảng thế kỉ V TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một loại chữ khác gọi là chữ Kharosthi. Đây là một loại chữ phỏng theo chữ viết vùng Lưỡng Hà.Sau đó lại xuất hiện chữ Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi. Các văn bia của Asoka đều viết bằng loại này. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ lại đặt ra chữ Davanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn ... Đọc Tiếp »

Views: 1386 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Có một Chămpa giữa lòng châu thổ

Ngó lên Châu Đốc
Ngó xuống Vàm Nao
Sóng bổ lao xao
Em thương anh mà ruột thắt gan bào
Biết anh có thương lại
Biết anh có thương lại
Chút nào hay không !

Lần theo câu ca dao, qua phà Châu Đốc, đoàn sưu tầm dân ca Chăm chúng tôi tìm về một vùng văn hoá tưởng chừng như khép kín giữa lòng Nam Bộ. Lần đầu tiên đối diện với khúc sông đầu nguồn châu thổ, ai cũng choáng ngợp trước sự trù phú của con nước phù sa : hàng trăm, hàng ngàn bè cá mang trên mình những ngôi nhà kiên cố, những thương hiệu muôn màu, muôn vẻ san sát trên sông.

Đêm đầu tiên ở cù lao An Phú, chúng tôi như sống lại những ngày khai sơn phá thạch của đoàn người Nam tiến. Trong tiếng đàn kìm lắng sâu, tiếng đàn sến tuôn đổ, trong điệu hát Trường ... Đọc Tiếp »

Views: 638 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Theo sử liệu Trung Hoa, vào cuối thế kỷ thứ II (sau công nguyên - năm 192), vì không chịu được sự cai trị hà khắc của nhà Hán, nên nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giết huyện lệnh, giành lấy chủ quyền và thành lập một quốc gia độc lập. Người lãnh dạo cuộc khởi nghĩa là Khu Liên được nhân dân tôn làm vua. Quốc gia mới thành lập của Khu Liên mà địa bàn hoạt động chính là ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay, được gọi là nước Lâm ấp (từ năm 192 - 758) rồi Hoàn Vương (758 - 866) và cuối cùng là Chiêm Thành (từ năm 866 trở về sau). Tên gọi Chiêm Thành là phiên âm và dịch nghĩa của Champa pura - nghĩa là thành phố của người Chăm.

Lãnh thổ của vương quốc Champa trải dài từ phía Nam đèo Ngang thuộc thàn ... Đọc Tiếp »

Views: 1276 | Added by: up | Date: 27/03/2011 | Comments (0)

Tìm kiếm
Lịch
«  March 2011  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Tạo Mới